Luật quảng cáo khuyến mại bao gồm các quy định được tổng hợp từ nhiều văn bản pháp lý khác nhau mà doanh nghiệp cần tuân thủ và tránh nhầm lẫn.
Tin liên quan
Luật quảng cáo mỹ phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật về quảng cáo so sánh nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh
Khuyến mại là hoạt động không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để thu hút khách hàng mới và tri ân những khách hàng đã gắn bó thân thiết. Tuy nhiên để tránh vi phạm cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp cần tuân thủ đúng về luật quảng cáo khuyến mại.
Luật quảng cáo khuyến mại được tổng hợp từ các văn bản pháp lý sau đây:
Theo quy định của Luật thương mại 2005 thì khuyến mại là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tại điều 88 của luật thương mại 2005 có quy định về khuyến mại:
“Điều 88. Khuyến mại
1 – Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Mục đích của khuyến mại là tác động vào người tiêu dùng để nhằm kích cầu tiêu dùng, các thương nhân sử dụng hoạt động khuyến mại với mục đích là nhằm thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động mua bán hàng hóa thông qua các hình thức khuyến mại.
Các quy định về các hình thức khuyến mại được quy định trong điều 92 của Luật thương mại 2005 gồm:
Trong thực tế, các thương nhân thường áp dụng các hình thức này khá là linh hoạt và thường có sự kết hợp giữa hai hay nhiều hình thức khuyến mại với nhau.
Các hàng hóa, dịch vụ được các thương nhân áp dụng phải là các hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh.
Bên cạnh việc quy định các hình thức khuyến mại thì luật thương mại cũng có quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại của các thương nhân theo quy định tại điều 100 luật thương mại 2005:
“Điều 100. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
1 – Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
2 – Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
3 – Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
4 – Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
5 – Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
6 – Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
7 – Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
8 – Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
9 – Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
10 – Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này”.
Từ các phân tích trên về hình thức khuyến mại thì có thể thấy giảm giá là một trong các hình thức khuyến mại.
Theo quy định tại điều 9 nghị định 37/2006/NĐ – CP quy định về hình thức giảm giá trong hoạt động khuyến mại được quy định như sau:
“Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó
1 – Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2 – Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
3 – Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.
4 – Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày.
5 – Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ”.
Khi muốn thực hiện các hình thức khuyến mại thương nhân phải tiến hành thủ tục thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ một số hình thức khuyến mại phải tiến hành thủ tục đăng ký theo quy định tại điều 15 của nghị định 37/2007/NĐ – CP ( hình thức khuyến mại đối với cung ứng hàng hóa, dịch vụ có kèm theo hình thức khuyến mại có tính chất may rủi, các hình thức khuyến mại khác).
“Điều 15. Thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại
1 – Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Mục 2 Chương này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
2 – Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:
a) Tên chương trình khuyến mại;
b) Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;
c) Hình thức khuyến mại;
d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;
đ) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;
e) Khách hàng của chương trình khuyến mại;
g) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.
3 – Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố quy định tại Điều 11 Nghị định này, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm:
a) Gửi báo cáo bằng văn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại về kết quả trúng thưởng;
b) Thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại”.
Chiết khấu thương mại được hiểu là một khoản giảm trừ vào giá bán mà bên bán hàng dành cho bên mua hàng trong trường hợp mua /bán với một số lượng cụ thể khi hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
Hoạt động chiết khấu thương mại được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo tập quán thương mại thì được hiểu là thỏa thuân về điều kiện cụ thể về số lượng, trị giá, điều kiện giao hàng của mỗi hợp đồng. Do đó, chiết khấu không phải là một phương thức khuyến mại được quy định trong luật thương mại mà được các thương nhân áp dụng như một tập quán thương mại.
Hiện nay, pháp luật chưa có những quy định cụ thể về vấn đề chiết khấu thương mại, tuy nhiên khi các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng là bên bán sẽ giảm giá cho bên mua thì quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ tuân theo quy định của pháp luật dân sự về thực hiện các giao dịch dân sự theo như hợp đồng.
Hiện nay, pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng được nhà nước sửa đổi qua từng năm và từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Do đó, chúng tôi không thể liệt kê hết cho chị các văn bản pháp luật cũng như các chính sách về thuế qua từng năm một được, Chúng tôi sẽ hổ trợ chị về chính sách về thuế trong các trường hợp này tại thời điểm hiện tại mà quy định của pháp luật thuế hiện hành đang có hiệu lực áp dụng.
Theo thông tư 219/2013/TT – BTC tại khoản 5, điều 7 của thông tư quy định về giá tính thuế đối với hàng hóa khuyến mại như sau:
“Điều 7. Giá tính thuế
5 – Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:
a) Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.
b) Đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, dịch vụ trước đó thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo.
c) Đối với các hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ thì không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ tặng kèm”.
Đối với hàng hóa được chiết khấu thương mại, giá tính thuế được quy định tại khoản 21, điều 7 của thông tư 219/2013/TT – BTC
“Điều 7. Giá tính thuế
22 – Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế”.
Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi phụ lục 2.4 Phụ lục 4 Thông tư 39/201/TT-BTC cũng quy định:
“2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”
Khoản 2.5 phục lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“2.5. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bánđã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
Vậy nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang có ý định thực hiện quảng cáo ngoài trời thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với Sixth Sense để được tư vấn kỹ lưỡng hơn!
Công ty CP Truyền thông quảng cáo ngoài trời – SIXTH SENSE MEDIA
VP Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, Số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (0243) 237 3692
Hotline: 0982 513 898
VP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
Tel: (08) 88 589 489
Hotline: 0934 519 516
Email: contact@ssm.vn