Pháp luật về quảng cáo so sánh đã được Nhà nước quy định chặt chẽ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, loại trừ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Tin liên quan
Luật quảng cáo pano: Những điểm cần lưu ý
Luật quảng cáo dược phẩm theo Thông tư 13/2009/TT-BYT
Nghị định số 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện luật quảng cáo
Khi quảng cáo cho sản phẩm, hay thương hiệu của mình chắc chắn doanh nghiệp nào cũng muốn khẳng định rằng mình tốt hơn đối thủ cạnh tranh rất nhiều. Một vài phép so sánh sẽ khiến quảng cáo của bạn trở nên thuyết phục hơn. Tuy nhiên khi sử dụng cách thức truyền thông này, doanh nghiệp cần nắm rõ pháp luật về quảng cáo so sánh theo đúng quy định đã được ban hành.
Bài viết về pháp luật về quảng cáo so sánh dưới đây sẽ tổng hợp lại cho bạn đọc cùng các doanh nghiệp cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề tưởng chừng quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.
Pháp luật về quảng cáo so sánh bao gồm: định nghĩa, điều kiện trở thành và các quy định của pháp luật đối với quảng cáo so sánh.
Quảng cáo so sánh (comparative advertising) đã xuất hiện ở Mỹ và Tây âu từ lâu. Theo tuyên bố của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ thì: “Quảng cáo so sánh được định nghĩa như là quảng cáo mà so sánh những nhãn hiệu hàng hóa khác theo những thuộc tính khách quan có thể kiểm chứng hoặc giá cả và là sự làm nhận ra nhãn hiệu hàng hóa khác bởi tên, minh họa bằng hình ảnh hoặc thông tin riêng biệt khác”. Theo Liên minh Châu âu thì: “Quảng cáo so sánh là mọi quảng cáo làm nhận ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp một doanh nghiệp cạnh tranh hoặc các sản phẩm hoặc các dịch vụ mà một doanh nghiệp cạnh tranh cung ứng”. Còn ở Việt Nam, quảng cáo so sánh được đề cập đến trong Luật Thương mại 1997 tại Đ192. Nhưng cả Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005; Luật Cạnh tranh 2004 hay Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001…đều không định nghĩa quảng cáo so sánh. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu quảng cáo so sánh là“Quảng cáo so sánh là quảng cáo làm nhận ra một hoặc một vài đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm hay các dịch vụ cùng loại mà đối thủ cạnh tranh sản xuất, cung ứng hay phân phối và đáp ứng được một số điều kiện khác do pháp luật quy định”.
Không phải bất kỳ hành vi quảng cáo nào có thông tin, có sự so sánh với một doanh nghiệp hay hàng hóa, dịch vụ khác cũng đều trở thành quảng cáo so sánh. Sự so sánh này được biểu hiện ở khía cạnh: Một là, sản phẩm được quảng cáo và sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm cùng loại. Lý luận về cạnh tranh đã chỉ rõ rằng các sản phẩm chỉ có thể được coi là cạnh tranh với nhau khi chúng cùng loại và các thông tin trong quảng cáo khi nói đến hai sản phẩm cùng loại của hai doanh nghiệp khác nhau thì mới là so sánh. Hai là, sản phẩm bị so sánh phải là sản phẩm do doanh nghiệp khác sản xuất hoặc kinh doanh.
Thứ nhất, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 không cấm quảng cáo so sánh nhưng quảng cáo so sánh lại bị cấm theo quy định tại Nghị định 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/03/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này (khoản 7 Điều 3): “7. Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của người khác;…”
Thứ hai, Luật Cạnh tranh năm 2004 coi quảng cáo so sánh trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cấm thực hiện tại khoản 1 Điều 45: “Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây: 1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác…”
Thứ ba, quảng cáo so sánh nằm trong danh mục quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định tại khoản 6 Điều 109 Luật Doanh nghiệp năm 2005 theo đó: “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác”
Thứ tư, Điều 37 Nghị định 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh”.
Như vậy, ta có thể thấy hiện nay hành vi quảng cáo so sánh ở Việt Nam được điều chỉnh bởi khá nhiều văn bản của pháp luật thương mại và pháp luật cạnh tranh.Tuy nhiên, thì Luật Cạnh tranh năm 2004 vẫn là văn bản điều chỉnh có tính chất chuyên ngành nhất.
Mỗi doanh nghiệp cần nắm chắc pháp luật về quảng cáo so sánh, góp phần chung tay cùng các cơ quan chức năng tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cùng nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu cao nhất chính là sự hài lòng của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: Nghị định 103/2009 NĐ-CP bản đầy đủ
Công ty CP Truyền thông quảng cáo ngoài trời – SIXTH SENSE MEDIA
VP Hà Nội:
Địa chỉ: Tầng 3, Số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: (0243) 237 3692
Hotline: 0982 513 898
VP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: 459 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TPHCM
Tel: (08) 88 589 489
Hotline: 0934 519 516
Email: contact@ssm.vn