Cuối năm là thời điểm hàng loạt các nhãn hàng tung ra những chiến dịch quảng cáo, tiếp thị thu hút người tiêu dùng. Năm nay, nhiều doanh nghiệp đã có xu hướng sử dụng quảng cáo xe taxi như một phương tiện truyền thông hiệu quả.
Tham gia giao thông trên đường phố, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe taxi bắt mắt với những hình ảnh quảng cáo được dán trên cánh cửa hay kính xe. Nếu là các hành khách thường xuyên sử dụng loại phương tiện này, chắc hẳn cũng không còn xa lạ với những mẫu quảng cáo được thiết kế dưới dạng tờ rơi treo sau lưng ghế xe. Đó là cách các nhà tiếp thị khéo léo đưa mẫu quảng cáo lên taxi, biến taxi trở thành một biển quảng cáo di động trên đường phố.
Khác với những tấm biển quảng cáo ngoài trời “bất động”, quảng cáo xe taxi có thể “cơ động” theo đuổi khách hàng. 90% người được hỏi đều nhận xét họ tiếp nhận quảng cáo kiểu này một cách tích cực hoặc chí ít ra là không cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy những chiếc xe taxi quảng cáo trên đường.
Chính vì vậy mà trong dịp Tết đến xuân về này, các doanh nghiệp đang tích cực cho triển khai những chiến dịch quảng cáo taxi của mình. Chi phí để triển khai những mô hình quảng cáo như thế này cũng được đánh giá là hợp lý và phù hợp với ngân sách của nhiều công ty.
Các doanh nghiệp đã và đang sử dụng hình thức quảng cáo này đều nhận định rằng so với kinh phí quảng cáo trên truyền hình, báo chí hay billboard, thì taxi đem đến hiệu quả nhất định với kinh phí hợp lý hơn. Nhà đầu tư có thể cân đối mức chi phí quảng bá bằng cách tuỳ chọn loại xe, hãng xe, số lượng xe và thời gian quảng cáo khác nhau.Doanh nghiệp có thể thuê theo tháng hoặc theo năm với mức giá giao động khoảng trên dưới 20 triệu đồng/xe/năm. Như vậy để tối ưu cho chiến dịch quảng cáo, dù doanh nghiệp có lựa chọn quảng cáo trên vài chục chiếc xe một năm thì chi phí phải bỏ ra vẫn tiết kiệm hơn nhiều so với các hình thức quảng cáo khác.
Nếu như cuối năm ngoái, thị trường quảng cáo taxi mới chỉ được nhắc đến với các tên tuổi như Mai Linh hay Group, thì năm nay, 2 hãng xe phổ biến tại Hà Nội và TPHCM là Thành Công và VinaSun taxi cũng đã tham gia “đường đua” này. So với việc cạnh tranh chiếm thị phần, giữ chân khách hàng sử dụng, thì quảng cáo taxi được cho là một “cứu cánh” hiệu quả trong thời kỳ kinh tế khó khăn với các hãng taxi truyền thống.
Sự tham gia của những “gương mặt thân quen” này đã góp phần giúp thị trường quảng cáo taxi nói riêng và thị trường quảng cáo cuối năm nói chung trở nên vô cùng sôi động. Ngay sau khi cho phép doanh nghiệp dán quảng cáo lên xe, các hãng taxi ngay lập tức đã bắt đầu nhận được khá nhiều hợp đồng quảng cáo.
Hiện nay, các hình thức quảng cáo trên taxi theo quy định là có thể thực hiện trên toàn bộ cánh cửa sau, quảng cáo trên ô kính tam giác trên cửa sau, dán thông điệp quảng cáo ở kính sautaxi, quảng cáo sau hàng ghế trước bằng túi treo tờ rơi…
Mục tiêu doanh thu ngành quảng cáo Việt Nam đặt ra sẽ đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2020 và đến năm 2030 sẽ ở mức 3,2 tỷ USD. Trong đó quảng cáo ngoài trời được cho là đang chiếm khoảng 20% doanh thu của ngành.
Kể từ khi Luật quảng cáo 2012 có hiệu lực, thị trường biển quảng cáo tầm cao (pano-billboard) trầm lắng hẳn xuống, thậm chí tại một vài địa điểm trung tâm thành phố đã cấm đặt biển quảng cáo. Và quảng cáo taxi xuất hiện trong thời điểm này là vô cùng hợp lý, vừa giúp tăng doanh thu cho các hãng taxi, bổ sung cho doanh nghiệp thêm một phương tiện truyền thông hiệu quả, lại góp phần hoàn thành chỉ tiêu của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA).
Thảo Vũ (Sixth Sense Media)