Thương hiệu OMO không hề còn xa lạ trong mắt người tiêu dùng. Đặc biệt thì nhãn hàng này tấn công mạnh vào thị trường quảng cáo truyền thông đa dạng. Chúng ta có thể nhìn thấy những chiến dịch truyền thông sử dụng những gam màu đặc biệt nổi bật trong Tết của nhãn hàng này. Giờ cùng em nhãn hàng này sử dụng chiến thuật đặc biệt nào cho những quảng cáo TVC trên các đa phương tiện khác nhau nhé.
Một tác phẩm quảng cáo hay là một tác phẩm bán được hàng. Với đoạn TVC này, OMO đã làm nổi bật lên thông điệp gắn kết sẻ chia bằng hình ảnh cô bé giúp đỡ cụ già. Hành động đẹp này đã có thể chiếm được cảm tình trong lòng người xem.
Ý tưởng lớn của TVC chính là khả năng sáng tạo câu chữ của cô bé để khiến mọi người chú ý vào ông cụ nặn tò he. Nhưng đằng sau khả năng sáng tạo của cô bé chính là sự tự do lắm bẩn để tha hồ làm điều mình thích. Cô bé không còn bị bố mẹ cấm cản, không bị la rầy khi lắm bẩn. Vì bố mẹ đã có OMO, thách thức mọi vết bẩn.
Chiến dịch “Xuân gắn kết, Tết sẻ chia” với thông điệp về sự sẻ chia qua đôi mắt của trẻ thơ với điểm sáng là đoạn phim quảng cáo nhiều cảm xúc được đánh giá cao về tính nhân văn và mang một ý nghĩa cao đẹp về tinh thần tương thân tương ái, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chiến dịch được đánh giá là cảm động, đầy tính nhân văn, nâng cao mức độ yêu thích của khách hàng với nhãn hàng OMO.
Vẫn mang tinh thần “ngại gì lấm bẩn” của OMO và chủ đề “Về nhà” như năm trước, nhưng mùa xuân năm nay OMO đã khai thác câu chuyện ấy ở một khía cạnh khác – đó là khoảnh khắc ta trở về và nhận ra cha mẹ đã già yếu đi rất nhiều, một khoảnh khắc mà không người con nào không bồi hồi trải qua khi gặp mặt đấng sinh thành sau cả năm bôn ba. Từ đó, OMO truyền tải thông điệp về việc mang tuổi xuân về với cha mẹ bên cạnh việc trở về nhà. TVC tính tới thời điểm hiện tại đã đạt hơn 4 triệu lượt views trên youtube, và chiến dịch chia sẻ lời hứa “Tết là về bên gia đình” cũng đã thu được hàng chục ngàn lượt tham gia.
Chiến dịch lần này tuy giữ được giá trị cốt lõi của OMO, nhưng trên góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng hơi khiên cưỡng khi OMO cố gắng lồng ghép “lấm bẩn” vào thông điệp: “Nếu vui chơi lấm bẩn mang tuổi xuân về bên ba mẹ, Tết này cứ tha hồ lấm bẩn”. Ngoài ra, chiến dịch chia sẻ lời hứa của OMO là một ý tưởng rất hay, nhưng sẽ còn hay hơn nữa nếu có thể phát triển thêm nhiều hoạt động theo sau chứ không chỉ dừng lại ở một “lời hứa” quay về nhà.
Chủ đề liên quan: 5 yếu tố quan trọng tạo nên một TVC quảng cáo hay
Đó là câu chuyện về một gia đình chỉ có hai mẹ con. Khi Tết đến thì hai mẹ con vẫn đang lấm lem trong những chiếc áo cũ, tất bật với cuộc sống mưu sinh. Niềm vui ngày Tết của họ chỉ vỏn vẹn với chậu mai, chiếc bánh tét và bộ quần áo mới trong tưởng tượng. Khoảnh khắc cô bé thốt lên điều ước về chiếc áo mới thật sự khiến người xem cảm động.
Tuy nhiên, cái Tết năm nay của em có lẽ sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều nhờ món quà bất ngờ từ cô bé hàng xóm – một chiếc áo dài đỏ mới tinh. Điều ước của cô bé đã thành hiện thực. Chi tiết cảm động này đã khiến cho TVC đạt được gần 6 triệu lượt xem trên Youtube.
“Góp tình trao Tết – Góp yêu thương cho vạn nhà” chính là một thông điệp tuyệt vời mà OMO muốn gửi đi. Chỉ một sự quan tâm, chỉ một cử chỉ đẹp tuy nhỏ bé thôi nhưng sẽ mang tới niềm vui rất lớn cho người khác.
Cùng với TVC hay ho, đầy ý nghĩa, OMO còn tổ chức một quỹ 5 tỷ đồng “Góp tình trao Tết” để trao tặng 10.000 phần quà Tết cho những gia đình khó khăn. Đây là hình thức offline marketing đầy tính nhân văn.
Có phải Tết chỉ trọn vẹn khi câu đối được viết với nét chữ thật đẹp, bánh chưng vuông vức từng centimet, hay tấm hình gia đình hoàn hảo với quần áo tươm tất? OMO nghĩ khác. Hãy cùng OMO khám phá xem đâu mới thực sự là một cái Tết vui trọn vẹn bạn nhé! Đây là một ý tưởng sáng tạo, đem lại cái nhìn mới lạ từ OMO.
Chưa bao giờ đấu trường quảng cáo lại sôi nổi và tràn đầy cảm hứng như hiện nay. Bên cạnh nỗ lực mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất, các nhà sản xuất còn cạnh tranh không ngừng trong việc tạo ra những quảng cáo chất lượng. Quảng cáo càng sáng tạo, càng khác biệt sẽ càng tạo hiệu ứng lan tỏa thương hiệu.
Chỉ tính riêng yếu tố độ dài thì mỗi quảng cáo của OMO VN đã là một tiền lệ chưa từng có. Một đoạn quảng cáo thông thường sau khi trải qua các khâu biên tập, cắt gọt sẽ phải mất ít nhất 30 giây để trở nên hoàn chỉnh. Với quảng cáo của OMO VN, thời lượng 6 giây đủ để kể nên một câu chuyện có mở đầu, kết thúc và thông điệp đến khách hàng.
Lựa chọn concept quảng cáo làm TVC luôn là bước quan trọng trong bất kỳ chiến dịch nào, những ý tưởng về tình thân gia đình, gắn kết sum vầy có thể giúp các thương hiệu “chạm” đến cảm xúc người xem. Thế nhưng đó cũng là cái khó khi mà làm sao thương hiệu có cách xây dựng ý tưởng riêng, khác biệt, không bị lẫn vào vô vàn quảng cáo hay chiến dịch khác. Với OMO, nội dung “gia đình” và “tình cảm” là yếu tố thành công trong việc khơi gợi được cảm xúc từ người xem.
Bài toán “lựa chọn” một thông điệp phù hợp thường khá nan giải với marketer. Làm sao để đổi mới nó qua nhiều năm, cũng vào dịp đó? Nếu chiến dịch nói đúng những gì khách hàng muốn nghe thì đó có thể xem là một điều thành công. Để có một thông điệp “chạm đến trái tim” thì quá trình tìm kiếm và đào sâu insight luôn tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Các chiến dịch marketing quảng cáo của doanh nghiệp FMCG thường bắt đầu sớm và triển khai trong một khoảng thời gian khá dài vì khách hàng có xu hướng mua sắm sớm. Trong khi các thương hiệu may mặc, giày dép, trang sức lại chọn thời điểm “tung chiêu” muộn hơn vào cuối mùa khi mọi người dùng tiền thưởng dư để sắm sửa. Hy vọng với bài phân tích quảng cáo Tết OMO, các marketer và các nhà làm sáng tạo sẽ có những định hướng mới lạ hơn nữa cho chiến dịch marketing dịp Tết nguyên đán này.
Chúng ta có thể thấy rõ một điều là mỗi năm OMO đều đem đến một “thông điệp mang tính sẻ chia, gắn kết”. Một nhãn hàng tiêu dùng thiết yếu liệu đã đủ để gọi là thành công chưa? Cùng cmt ngay bên dưới nhé
Nguồn: marketingai.admicro.vn