Đây sẽ là thông tin hỗ trợ vô cùng cần thiết cho các cá nhân, tổ chức đã và đang muốn xây dựng riêng các biển quảng cáo độc lập quảng bá thương hiệu của mình hay với mục đích kinh doanh cho thuê biển. Tất cả các thông tin về tiêu chuẩn, hồ sơ cũng như cách thức tiến hành xử lý thủ tục sẽ được liệt kê chi tiết trong bài viết này.
Tin liên quan
Kích thước biển quảng cáo tấm lớn chuẩn được pháp luật quy định
Quảng cáo được hiểu là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời hoặc không sinh lời. Theo đó, bảng quảng cáo cố định đứng độc lập là phương tiện để quảng cáo được cố định xuống nền và có thể được chiếu sáng, kết nối với nguồn cung cấp điện.
Do đó, về tiêu chuẩn kỹ thuật bảng quảng cáo trong trường hợp này cần đáp ứng theo Thông tư số: 04/2018/TT-BXD, ngày 20/5/2018 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Bảng quảng cáo phải được xây dựng, lắp đặt phù hợp với quy hoạch quảng cáo được phê duyệt của địa phương;
Thứ hai, Bảng quảng cáo ngoài trời trong trường hợp được xây dựng, lắp đặt dọc các tuyến đường ngoài đô thị phải tuân theo các quy định trong Bảng 1 của thông tư 04 này;
Thứ ba, Bảng quảng cáo ngoài trời phải đảm bảo các quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ cứu nạn; không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, kết cấu của công trình; phải liên kết cố định, chắc chắn với công trình và các quy định sau: Mặt trước hoặc mặt sau: Mỗi tầng được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc liền kề biển hiệu (nếu có); Trường hợp không có biển hiệu cũng chỉ được đặt 01 (một) bảng quảng cáo ngang và 01 (một) bảng quảng cáo dọc.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Quảng cáo năm 2012 thì việc xây dựng bảng quảng cáo trong trường hợp này của bạn phải xin cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Và hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng bảng quảng cáo gồm:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
Bước 2: Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
Và trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
>>> Nên đọc: Tổng hợp quy định sửa đổi, bổ sung khi treo biển quảng cáo ngoài trời